Phân biệt 気にする – 気になる – 気がする
Trong bài này, YNB cùng các bạn phân biệt ý nghĩa của「気にする」 – 「気になる」và 「気がする」 nhé.
Chắc chắn có rất nhiều bạn vẫn còn mơ hồ khi giải thích ý nghĩa của 3 động từ này, ngay cả khi học lên tới trình độ thượng cấp của tiếng Nhật phải không?.
YNB hy vọng nội dung bài phân tích sẽ giúp các bạn hiểu hơn về 3 động từ này trên con đường chinh phục tiếng Nhật nhé.
Cùng bắt đầu bài học để giải đáp thắc mắc nào !
1. 気にする
Cấu trúc : …. を気にする
Đặc điểm : Ngoại động từ ( Tha động từ 他動詞)
Ý nghĩa:
※ Để ý, bận tâm về ai, về vấn đề nào đó một cách chủ động, mang tính tự phát, tự nguyện (自発的).
( Đây là sự khác nhau cơ bản giữa 「気にする」và「気になる」)
Thường được sử dụng theo nghĩa tiêu cực nhiều hơn. Để ý, bận tâm đến những vấn đề mà mình không ưng ý, không thích lắm.
Ví dụ:
– 母は肌のシミを気にしている。
(Mẹ tôi phiền não về những vết tàn nhang trên da mặt.)
– 私は小さなことを気にしている暇はない。
( Tôi không có thời gian để ý đến những điều nhỏ nhặt. )
– 彼はいつも細かいことを気にする人です。
( Anh ấy là người luôn để ý đến những điều vụn vặt. )
– 外見ばかり気にしている男は多いと思います。
( Tôi nghĩ có nhiều người đàn ông chỉ để ý đến vẻ ngoài thôi. )
– お腹のたるみを気にしている。
( Tôi bận tâm đến phần mỡ bụng này. )
– 他人がどう思うなんて気にしなくていいよ。
( Bạn không cần để ý đến những điều mà người khác nghĩ đâu. )
– いつも私のこと、気にしてくれてありがとうね!
( Cảm ơn bạn đã lúc nào cũng nghĩ cho tôi nhé! )
– リサさんがセンスがいいので、いつも彼女の服装を気にする。
( Lisa có gu về thời trang nên tôi hay chú ý đến trang phục của cô ấy. )
※ Lo lắng, bất an về…, trong đầu chỉ nghĩ về điều đó. ( Mức độ lo lắng cao hơn「気になる」)
Ví dụ:
– 自分の失敗を気にする。
( Tôi lo sợ về thất bại của bản thân. )
– そんなことを気にしないでください。
( Bạn đừng để bụng đến điều đó. )
– 周りの目を気にするな。
( Không được để ý đến ánh mắt của những người xung quanh. )
– 期末試験の結果を気にしている。
( Tôi đang lo lắng cho kết quả của kỳ thi cuối kỳ. )
Chú ý:
Từ cùng nghĩa với「気にする」: 「気にかける」.
Mức độ lo lắng của「気にする」nhiều hơn 「気にかける」.
Trong thương mại, thường sử dụng 「気にかける」 hơn.
2. 気になる
Cấu trúc: …. が気になる
Đặc điểm : Nội động từ (自動詞)
Ý nghĩa:
※ Thích thú, tò mò, quan tâm, để ý đến ai, điều gì một cách tự nhiên.
Cùng nghĩa với 「気に入る」 , tuy nhiên 2 động từ này khác nhau chút xíu.
Sự khác nhau giữa 「気になる」và「気に入る」:
「気になる」 | 「気に入る」 |
Cấu trúc:
…. が気になる |
Cấu trúc:
…. を気に入る |
※ Tò mò, có cảm tình với ai. Thích thú về tiến trình phát triển của sự vật, sự việc.
Ví dụ: – あの可愛い女の子が気になっている。 (Tôi thích cô bé đáng yêu đằng kia kìa . ) – 新しいパソコンが気になる。 ( Tôi thích chiếc máy tính mới này. ) – 好きなドラマの結末が気になる。 ( Tôi tò mò về cái kết của bộ phim mà tôi thích.) – 勉強する気になってきた。 ( Hứng thú với việc học tập. ) – 気になる人がいる。 ( Tôi thấy thích thú về 1 người . ) – 最近ずっと気になっていたイタリアレストランに、今日入ってみた. ( Hôm nay tôi đã vào thử nhà hàng Ý mà từ trước đến nay tôi tò mò muốn đến. ) – サッカーの試合結果が気になって、仕事に集中できない。 ( Tôi tò mò về kết quả của trận đá banh, nên không thể tập trung vào công việc được. ) |
※ Hợp với sở thích của bản thân sau khi đã hiểu rõ về sự vật, sự việc, con người.
Mức độ yêu thích kém hơn 好き. Ví dụ: – 彼女は、お気に入りのワンピースを着てパーティーに出かけた。 ( Cô ấy đã mặc bộ váy cô ấy thích rồi tới bữa tiệc.) – 有名な美容院で髪の毛を切ったのに、気に入らない髪型になってしまった。 ( Mặc dù cắt tóc ở tiệm nổi tiếng, nhưng tôi không hề thích kiểu tóc này .) – 買ったものが気に入らなければ、返品できますよ。 ( Nếu bạn không hài lòng với vật phẩm đã mua, thì có thể trả hàng được. ) – このかばんは色が気に入らないから、新しいのが欲しい。 ( Vì không thích màu của chiếc túi xách này, nên tôi muốn cái mới khác. ) |
※ Lo lắng, bất an. ( Mức độ nhẹ hơn so với 気にする)
– 父のことが気になる。
( Tôi lo lắng về (bệnh tình của ) bố. )
– 一人暮らしを始めた娘が気になる。
( Tôi thấy lo lắng cho đứa con gái bắt đầu tách ra sống 1 mình. )
– お祖母さんはこの薬で病気が治るかどうか気になる。
( Bà tôi lo rằng thuốc này không biết có trị khỏi bệnh được hay không. )
– 能力試験N1に合格できるかな。すごく気になる。
( Không biết có đỗ N1 kỳ thi tiếng Nhật không nữa. Tôi thấy lo quá. )
3. 気がする
Cấu trúc: Thể thông thường ( 普通形 ) + 気がする
Ý nghĩa: Cảm giác như vậy, nghĩ như thế.
Ví dụ:
– このケーキを毎日食べると、太る気がする。
(Nếu ăn chiếc bánh ngọt này hàng ngày, thì sẽ bị béo mất. )
– 家の鍵をかけなかった気がする。心配している。
( Hình như chưa khóa cửa nhà thì phải. Lo quá. )
– 今日の試合は勝てる気がする。
( Tôi có cảm giác trận đấu ngày hôm nay có thể thắng. )
– このドラマは見たことがある気がする。
( Hình như tôi đã từng xem bộ phim này rồi. )
– 試験で受験番号を書き間違った気がする。
( Hình như mình viết nhầm số báo danh rồi mất rồi. )
– 毎日勉強すれば、日本語が上手になる気がする。
( Nếu ngày nào cũng học thì tôi nghĩ tiếng Nhật sẽ tốt lên.)
– 彼に騙された気がする。
( Hình như tôi bị anh ấy lừa rồi. )
Trên đây, YNB đã phân tích sự khác nhau của 3 động từ
「気にする」 – 「気になる」và 「気がする」.
YNB hy vọng bài phân tích đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa 3 mẫu ngữ pháp dễ nhầm trên nhé.
????????
Nếu trong bài có nội dung nào chưa chuẩn, thì YNB rất mong được nghe ý kiến đóng góp từ các bạn.
Xin cảm ơn.????