Khi bị cảm cúm インフルエンザ cần phải làm gì?

0 1,003

Chắc chắn những bạn đang sống tại Nhật đều biết đến bệnh cúm インフルエンザ phải không? Khi bắt đầu mới học tiếng Nhật, trong sách từ vựng sơ cấp cũng đề cập đến bệnh này.

Hầu hết người nước ngoài chúng ta, nhất là những bạn mới sang Nhật thường không hiểu rõ, và không quan tâm lắm. Nhưng nếu bị cảm mà không có kiến thức về bệnh, uống thuốc linh tinh thì thật sự rất nguy hiểm.

Khi bị cúm インフルエンザ thì cần phải làm gì? Làm thế nào để biết đang bị cúm インフルエンザ chứ không phải cảm 風邪?

Nội dung bài gồm những phần sau:

– Sự khác nhau giữa cảm cúmインフルエンザ và cảm thường 風邪.

– Khi bị cúm cần phải làm gì?

– Các phương pháp chữa trị cảm cúm インフルエンザ.

– Cách phòng chống bị cảm cúm.

 

1.Sự khác nhau giữa インフルエンザ風邪

インフルエンザ là cảm cúm, còn 風邪 là cảm thông thường. Chúng có những triệu chứng khá giống nhau nên nhiều bạn thường bị nhầm lẫn.

Tuy nhiên, 2 loại cảm này khác nhau về virus gây bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh.

1.1.風邪( Cảm thông thường )

– Thời kỳ dễ bị bệnh: Quanh năm.

-Triệu chứng :

Triệu chứng khi bị cảm
1.2.インフルエンザ( Cảm cúm )

– Thời kỳ dễ bị bệnh: Thường vào những tháng lạnh, khô như tháng 11 và tháng 12, đỉnh điểm là tháng 1 ~ tháng 3.

– Cúm インフルエンザ được chia làm 3 loại: Cúm A, Cúm B và Cúm C.

Cúm A phổ biến hơn và nhiều người bị nhiễm hơn. Theo phóng sự của đài truyền hình TBS,  số người bị nhiễm Cúm A lên đến 99% so với Cúm B và Cúm C.

-Triệu chứng :

Triệu chứng khi bị cảm cúm

 

2.Khi bị cảm cúm cần phải làm gì?

Nếu bạn chưa biết rõ mình bị cảm thông thường hay bị cảm cúm, thì không nên tự ý uống thuốc cảm khi không có chỉ định của bác sĩ.

Nên đến cơ sở ý tế để kiểm tra và uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Nên đến bệnh viện khi có dấu hiệu cảm cúm

Bên cạnh đó:

– Phải đeo khẩu trang đề phòng bị lây nhiễm sang người khác.

– Xin nghỉ công ty, trường học, hạn chế đi ra ngoài, những nơi đông người.

– Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.

– Cần bổ sung nước vì khi sốt thường dễ mất nước. Có thể uống trà, nước hoa quả, súp… nếu muốn.

– Cần chú ý rằng : cho dù đã hạ sốt, nhưng trong khoảng 2~3 ngày sau đó vẫn có thể lây truyền virus cho người khác.

 

3.Các phương pháp chữa trị cảm cúm インフルエンザ

Khi bị cảm cúm thì bạn không nên tới trường, tới công ty vì sẽ dễ lây truyền sang người khác. Thông thường từ lúc bị bệnh, sau 3 ngày thì virus gây bệnh sẽ giảm. Về phương pháp trị liệu thì mỗi người 1 khác.

Nếu nhận biết mình bị bệnh, tới bệnh viện kiểm tra sớm, và được bác sĩ kê đơn thuốc thì bệnh sẽ sớm khỏi.

– Cách chữa thông thường: nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và cũng cấp đủ nước cho cơ thể.

– Uống thuốc: sẽ do bác sĩ kê đơn, bạn sẽ không thể mua ở hiệu thuốc nếu không có đơn của bác sĩ.

 

4.Cách phòng chống bị cảm cúm

– Tiêm phòng vắc xin インフルエンザワクチン.

Tiêm vắc xin để phòng chống bệnh

Tùy từng bệnh viện mà giá tiền tiêm vắc xin khác nhau, bởi vì nó không thuộc trong bảo hiểm, đây thuộc vào phần tư phí 自費じひ. Thông thường khoảng hơn 2000 yên , bạn không cần phải đến nơi đắt đỏ vì chất lượng vắc xin đều như nhau cả.

Bạn có thể tìm những bệnh viện, phòng khám quanh khu vực mình ở, hoặc cũng có thể tiêm ở những bệnh viện nhi.

– Cần tập thói quen khi về nhà cần phải rửa tay ngay với xà phòng và súc miệng.

Rửa tay và súc miệng để phòng ngừa bệnh cúm.

Không chỉ để phòng chống cảm cúm mà còn phòng chống các bệnh dịch lây lan khác.

– Môi trường càng khô thì virus cúm càng phát triển, vậy nên hãy chú ý đến độ ẩm trong phòng bằng cách sử dụng máy phun sương 加湿器かしつき.

sử dụng máy phun sương để tăng độ ẩm cho phòng.

– Tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên để giữ cho cơ thể luôn luôn mạnh khỏe.

– Tránh xa những nơi đông người vì sẽ dễ lây truyền nhau hơn.

– Đeo khẩu trang khi có dịch cúm phát triển.

Nên đeo khẩu trang khi có dịch cúm phát triển

Hãy luôn ý thức để giữ cho mình một cơ thể mạnh khỏe nhé. Bởi vì khi ốm, nhất là những bạn sống tại Nhật, không có người thân bên cạnh thì sẽ không có ai chăm sóc mình đâu.

Nếu không rõ mình bị cảm bình thường hay cảm cúm thì đừng chủ quan, hãy tới bệnh viện kiểm tra để kịp thời chữa trị nhé.

 

Bạn cũng có thể thích
Comments
Loading...