Sự khác nhau giữa các mẫu ngữ pháp liên quan tới 「わけ」
Nhắc đến ngữ pháp liên quan đến「わけ」, chắc hẳn không ít bạn nhăn mặt, và cho rằng chúng khó và dễ nhầm lẫn❓.
Càng học lên thượng cấp thì cấu trúc ngữ pháp liên quan đến 「わけ」càng tăng, cấu trúc ngữ pháp khá giống nhau nên nhiều bạn học càng rối hơn????.
Trong bài này YNB cùng các bạn phân biệt sự khác nhau của 4 mẫu ngữ pháp sau:
「~わけだ 」& 「~わけがない 」& 「~わけじゃない」 & 「~わけにはいかない」
YNB hy vọng bài viết sẽ có nhiều nội dung hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn, nhớ kỹ hơn và không còn nhầm lẫn nữa nhé.
1. ~わけだ
Cấu trúc:
V( 普通形 – thể thông thường ) + わけだ。
Aい + わけだ。
Aな+ わけだ。
Nな/である+ わけだ。
Ý nghĩa:
※ Nêu kết quả tất yếu xảy ra vì 1 lý do nào đó.
Cùng nghĩa với 「だから…なのだ」、「なるほど」…
Ví dụ:
1.
(Bさん: Hôm nay, có lễ hội ở gần đây đấy.
Tさん: Thảo nào nay đông người thế)
2. 彼は頭がいいので、いつも一番高い点を取るわけだ。
(Anh ấy rất thông minh, nên lúc nào cũng đạt điểm cao nhất.)
3. 田中さんは中華料理が嫌いですから、誘っても食べないわけです。
(Anh Tanaka ghét món ăn trung hoa, nên bạn có mời thì anh ấy cũng không ăn đâu.)
4.
(Tさん: Anh Nakamura mới bị bạn gái đá.
Bさん:Thảo nào gần đây thấy anh ấy không được vui.)
5. ファム課長は病気だから、会議には出られないわけだ。
(Trưởng phòng Phạm bị ốm nên không thể tham dự cuộc họp được.)
6.
(Bさん: Nghe nói Maria đã sống ở nhật 15 năm rồi đấy.
Tさん:Thảo nào tiếng Nhật của cô ấy tốt thế.)
※ Nói tóm lại, hay nói cách khác.
Cùng nghĩa với 「言いかえれば」、「つまり」、「すなわち」…
Ví dụ:
7. 彼はホーチミン市から来ました。私も。つまり、私と彼は同郷であるわけですよ。
(Anh ấy tới từ thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng vậy. Thế thì, tôi và anh ấy là đồng hương rồi.)
8. 山田先生は30年以上経済学を研究しました。言いかえれば、専門家であるわけですよ。
(Cô giáo Yamada đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế học. Có thể nói, cô ấy là chuyên gia rồi.)
※ Nêu nguyên nhân, lý do.
9.
(Bさん: Vì sao anh Nakamura lại khóc vậy?
Tさん: Vì anh ấy thi trượt vào trường đại học nguyện vọng 1.)
10. 今から一生懸命働きます。2,3年後に家を買いたいわけだ。
(Từ giờ tôi sẽ làm việc thật chăm chỉ. Vì tôi muốn mua nhà trong 2 hoặc 3 năm tới.)
11. 先生に叱られたのは、カンニングしたわけだ。
( Tôi bị cô giáo mắng vì đã quay cóp bài của bạn.)
※ Một kết luận xảy ra có căn cứ, mang tính logic.
12.
(Bさん:Vì cửa hàng này giảm 30%, nếu mua sản phẩm trị giá 1000 yên thì…
Tさん: Sẽ còn 700 yên. )
13. 15ページの宿題です。一日に5ページやれば、3日で終わるわけです。
( Bài tập về nhà gồm 15 trang. Nếu mỗi ngày làm 5 trang thì chỉ 3 ngày là hoàn thành.)
2. ~わけがない
Cấu trúc:
V ( 普通形 – Thể thông thường )+ わけがない。
Aい・くない + わけがない。
Aな+ わけがない。
Nの+ わけがない。
Ý nghĩa:
Khả năng đó hoàn toàn không thể xảy ra. Phủ nhận hoàn toàn điều đó.
Cùng nghĩa với 「はずがない」「絶対~ない」.
「が」thường bị lược bỏ trong hội thoại đời thường「わけない」.
1.
(Bさん:Hôm nay có mưa không nhỉ?
Tさん: Sao có thể mưa được, vì trời đang nắng thế này cơ mà.)
2. 優しい彼氏はこんな小さいことで怒るわけがない。
(Người hiền lành như anh ấy thì không thể nổi cáu chỉ vì một lỗi nhỏ thế này được.)
3.一日で漢字を500個覚えられるわけがない。
(Không thể nhớ nổi 500 chữ chỉ trong 1 ngày được.)
4.このウナギ丼は5万円もするから、美味しくないわけがない。
(Vì bát cơm lươn này trị giá 5 man, nên chắc chắn không thể không ngon được.)
5.日本語をたった一ヶ月勉強したので、日本語の新聞が分かるわけがない。
( Vì chỉ học tiếng nhật có đúng 1 tháng, nên chắc chắn không thể đọc báo tiếng Nhật được.)
6.あんなまずい揚げパンが食べられるわけがない。
(Không thể ăn nổi cái bánh rán dở ẹc như thế này.)
3. ~わけじゃない(わけではない)
Cấu trúc:
V( 普通形 – Thể thông thường )+ わけではない。
Aい・くない + わけではない。
Aな・である+ わけではない。
Nの・である+ わけではない。
Ý nghĩa:
Không hoàn toàn như thế, không hẳn là…, không có nghĩa là…
Trong hội đời thường thường dùng 「じゃ」thay cho 「では」.
Ví dụ:
1. 怒っているわけではない。今話したくないだけです。
(Không phải đang giận, mà tôi chỉ không muốn nói chuyện lúc này thôi.)
2. 納豆が嫌いなわけじゃないが、ただ好きじゃない。
(Không hẳn là tôi ghét đậu lên men natto, chỉ là tôi không thích thôi.)
3. お金持ちになっても、いつも幸せになれるわけじゃない。
(Cho dù có trở thành người giàu có, thì không phải lúc nào cũng hạnh phúc.)
4. お酒が飲めないわけではないですよ。ただ強くないです。
( Không phải là tôi không uống được rượu. Chỉ là tôi không uống được nhiều.)
5. 日本に住めば、日本語がペラペラになるわけではない。
(Không phải cứ sống ở Nhật, thì tiếng nhật sẽ nói lưu loát.)
4. ~わけにはいかない
Cấu trúc:
V ( 辞書形 – Thể từ điển )+ わけにはいかない。
V ない形+ わけにはいかない。
Ý nghĩa:
Vì 1 lý do nào đó nên không thể….
Ví dụ:
1. 明日は試験があるから、遊びに行くわけにはいかない。
( Vì ngày mai thi, nên không thể đi chơi được.)
2. 隣に子供が座っているので、たばこを吸うわけにはいかない。
(Vì trẻ con ngồi ngay cạnh nên không thể hút thuốc được.)
3. 彼氏に婚約の指輪をもらったんだ。無くすわけにはいかない。
(Tôi đã nhận chiếc nhẫn cầu hôn từ anh ấy. Cho nên không thể đánh mất được.)
4. 社長に食事を誘われて、断るわけにはいかない。
( Giám đốc mời đi ăn, nên không thể từ chối được.)
5. 母が応援してくれるから、頑張らないわけにはいかない。
( Vì có mẹ ủng hộ, nên mình không thể không cố gắng được.)
6. 明日は彼女とデートするから、絶対に遅刻するわけにはいかない。
(Vì ngày mai có cuộc hẹn hò với bạn gái, nên tuyệt đối không thể đến trễ được.)
7. この試合はライバルの山田さんに負けるわけにはいかない。
( Không thể để thua đối thủ Yamada trong trận đấu này được.)
Chú ý:
– Chủ ngữ là bản thân mình. Không dùng cho người khác.
– Không dùng「わけにはいかない」 với động từ chỉ khả năng, năng lực.
Ví dụ:
✖ 中国語が話せるわけにはいかない。
〇 中国語が話せる。( Không thể nói được tiếng Trung Quốc. )
Trên đây YNB đã phân biệt sự khác nhau của 4 mẫu ngữ pháp
「~わけだ 」& 「~わけがない 」& 「~わけじゃない」 & 「~わけにはいかない」
YNB hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn phân biệt những mẫu ngữ pháp trên dễ dàng hơn và không còn bị nhầm lẫn nữa.
Chúc các bạn học tốt nha.????